Phụ lục 01

Khung chương trình đào tạo nghiệp vụ về bảo vệ môi trường

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2014/TT-BTNMT  ngày 29 tháng 7 năm 2014

của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu chung

Chương trình này cung cấp cho người học một số năng lực để có thể thực hiện được các nghiệp vụ cơ bản về bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng.

  1. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành chương trình, người học có khả năng:

- Có nhận thức đúng đắn về vai trò, quyền hạn, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Trình bày và giải thích được những nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Áp dụng được những kiến thức về bảo vệ môi trường để lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

  1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI LƯỢNG
  2. Chương trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu bao gồm các chuyên đề chính sau:

TT

Tên chuyên đề

Thời lượng (tiết)

 

Tổng

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

 
 

1

Chuyên đề 1: Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu đến môi trường, sức khỏe con người và biện pháp quản lý.

4

3

1

 

2

Chuyên đề 2: Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh xăng dầu.

4

2

2

 

3

Chuyên đề 3: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu.

4

3

1

 

4

Chuyên đề 4: An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầu.

4

3

1

5

Chuyên đề 5: Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu.

4

3

1

6

Thảo luận hoặc viết thu hoạch

4

-

4

 

TỔNG

24

14

10

Mô tả các chuyên đề

  1. a) Chuyên đề 1: Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu đến môi trường, sức khỏe con người và biện pháp quản lý

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Khái niệm xăng dầu, nguồn gốc, bản chất của xăng dầu.

- Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường (không khí, nước, đất...).

- Một số biện pháp giảm thiểu, phòng chống ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu.

- Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới sức khỏe con người, cộng đồng dân cư.

- Những bệnh thường gặp trong kinh doanh xăng dầu, biện pháp phòng chống, chữa trị các bệnh nghề nghiệp liên quan đến xăng dầu.

  1. b) Chuyên đề 2: Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh xăng dầu

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Khái quát chung hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường tại Việt Nam: Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, TCVN, QCVN

- Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến kinh doanh xăng dầu.

- Các nội dung bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xăng dầu.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xăng dầu đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng và người lao động.

  1. c) Chuyên đề 3: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Tổng quan về ô nhiễm không khí do xăng dầu, nước thải nhiễm dầu; đặc trưng của nước thải nhiễm dầu.

- Các nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu, ô nhiễm không khí do xăng dầu.

- Các biện pháp giảm thiểu và xử lý nước thải nhiễm dầu, ô nhiễm đất, không khí do xăng dầu.

- Tràn dầu, các sự cố tràn dầu; những nội dung công việc và biện pháp ứng phó, xử lý sự cố tràn dầu.

  1. d) Chuyên đề 4: An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầu

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Vai trò và tầm quan trọng của vận chuyển xăng dầu.

- Các hình thức, phương tiện vận chuyển xăng dầu (vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường biển, đường ống)

- Quy định về an toàn môi trường trong vận chuyển xăng dầu;

- Các biện pháp an toàn môi trường phương tiện, thiết bị trong vận chuyển xăng dầu.

  1. d) Chuyên đề 5: Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Chất thải rắn, đặc tính của chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại.

- Ảnh hưởng của chất thải rắn nhiễm dầu tới môi trường (môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí...), sức khỏe con người.

- Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh xăng dầu trong quản lý, xử lý chất thải rắn nhiễm dầu.

- Một số phương pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải rắn  nguy hại trong kinh doanh xăng dầu.

  1. e) Thảo luận và viết thu hoạch

Nội dung cơ bản bao gồm:

- Thảo luận nội dung liên quan đến các chuyên đề đã học, giải đáp thắc mắc.

- Kiểm tra, viết bài thu hoạch hoặc bài tập tình huống theo nội dung các chuyên đề đã học.

  1. Nội dung chương trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

TT

Tên chuyên đề

Thời lượng (tiết)

 

Tổng

Lý thuyết

Thảo luận, thực

hành

 

1

Chuyên đề 1: Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh LPG đến môi trường, sức khỏe con người và biện pháp quản lý.

4

3

1

 

2

Chuyên đề 2: Những quy định của pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân kinh doanh LPG.

4

2

2

 

3

Chuyên đề 3: An toàn môi trường trong quá trình chiết nạp, vận chuyển, kinh doanh LPG.

4

3

1

 

4

Chuyên đề 4: Sự cố môi trường trong kinh doanh LPG, nguyên nhân và biện pháp quản lý.

2

2

-

 

5

Thảo luận các chuyên đề đã học hoặc viết thu hoạch.

2

-

2

 

 

TỔNG

16

10

6

 

 

Mô tả các chuyên đề

  1. a) Chuyên đề 1: Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh LPG đến môi trường, sức khỏe con người và biện pháp quản lý.

Nội dung cơ bản bao gồm:

- Khái niệm, đặc tính kỹ thuật, tính chất vật lý của khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tới môi trường (không khí, nước, đất...).

- Một số biện pháp giảm thiểu, phòng chống ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tới sức khỏe con người, cộng đồng dân cư.

- Những bệnh thường gặp trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, biện pháp phòng chống.

  1. b) Chuyên đề 2: Những quy định của pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân kinh doanh LPG.

Nội dung cơ bản bao gồm:

- Khái quát chung các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Các nội dung bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng và người lao động.

  1. c) Chuyên đề 3: Sự cố môi trường trong kinh doanh LPG, nguyên nhân và biện pháp quản lý.

Nội dung cơ bản bao gồm:

- Sự cố cháy nổ khí dầu mỏ hóa lỏng và mức độ nguy hiểm do sự cố khí dầu mỏ gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Các biện pháp quản lý, đảm bảo an toàn môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (đối với hệ thống các bồn chứa, đường ống, trạm nạp, thiết bị nạp, xe bồn, cửa hàng, chai...).

- Các biện pháp an toàn môi trường, sức khỏe con người khi sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng trong đời sống, xã hội.

  1. d) Chuyên đề 4: An toàn môi trường trong quá trình chiết nạp, vận chuyển, kinh doanh LPG.

Nội dung cơ bản bao gồm:

- Các hình thức, phương tiện vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng (vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường biển, đường ống).

- Quy định về an toàn môi trường trong quá trình chiết nạp, phương tiện vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Các biện pháp an toàn phương tiện, thiết bị bảo vệ môi trường trong quá trình chiết nạp, trong vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng.

đ) Thảo luận và viết thu hoạch

Nội dung cơ bản bao gồm:

- Thảo luận nội dung liên quan đến các chuyên đề đã học, giải đáp thắc mắc.

- Kiểm tra, viết bài thu hoạch hoặc bài tập tình huống theo nội dung các chuyên đề đã học.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

  1. Kết thúc mỗi chuyên đề trong chương trình đào tạo này sẽ có một bài kiểm tra chuyên đề để đánh giá theo kết quả học tập ở đầu ra. Nội dung, hình thức, thời gian kiểm tra do giảng viên cơ sở đào tạo chương trình này quyết định và phải được công bố trước khi thực hiện khóa đào tạo.
  2. Điểm kiểm tra kết thúc chuyên đề được chấm theo thang điểm hệ 10 (từ 0 đến 10), bài kiểm tra phải đạt từ 5 điểm trở lên mới đạt yêu cầu.
  3. Người học tham dự ít nhất 90% thời gian lên lớp lý thuyết, thực hiện đầy đủ các bài thảo luận theo yêu cầu của chuyên đề, chấp hành đúng các quy định của cơ sở đào tạo thì được tham dự kiểm tra kết thúc chuyên đề.
  4. Nếu người học có điểm chưa đạt yêu cầu hoặc không đủ điều kiện dự kiểm tra được quy định tại khoản 3, mục này thì phải học lại chuyên đề đó. Việc học lại do giảng viên cơ sở đào tạo chương trình này quyết định.
  5. Người học có điểm kiểm tra của tất cả các chuyên đề trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu sẽ được xem xét, công nhận và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo.