I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước đang đảm nhiệm vị trí công việc liên quan đến thực hiện đăng ký, quản lý các khu vực ô nhiễm, ....

- Cán bộ, kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp, công ty đang thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thực hiện đăng ký, quản lý các khu vực ô nhiễm, ....

- Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng khác có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

- Chương trình bồi dưỡng về đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam cung cấp kiến thức, kỹ năng nâng cao để thực hiện việc đăng ký các khu vực ô nhiễm tại các tỉnh/thành phố Việt Nam.

- Các nội dung giới thiệu về các bước quản lý cụ thể của các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, khóa học còn đưa ra tổng quan sơ bộ về khung pháp lý của việc lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm ở Việt Nam.

- Qua khóa học sẽ hiểu sâu  về quá trình lập hồ sơ các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là các điều kiện tiên quyết, chuẩn bị và các hoạt hộng nghiện cứu, ghi chép cá nhân chần thiết để xác định và khoanh vùng các khu vực đó. Đặc biệt chú trọng khảo sát các làng nghề, cụm công nghiệp, khu công nghiệp và các khu vực liên quan khác.

III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Phương pháp thiết kế Chương trình thông qua các nội dung được sắp xếp theo thứ tự từ kiến thức cơ bản đến kiến thức, kỹ năng chuyên ngành nhằm tạo điều kiện dễ dàng cập nhật, bổ sung và đổi mới nội dung từng nội dung mà không làm ảnh hưởng tới kết cấu chung của Chương trình.

- Phương pháp thiết kế chương trình theo hướng áp dụng cho các loại hình bồi dưỡng: tập trung, bán tập trung, từ xa (hình thức trực tuyến).

IV. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

4.1. Khối lượng kiến thức

Chương trình bồi dưỡng có 09 phần giảng dạy và kiểm tra, được chia thành các phần chính sau:

- Phần 1: Ô nhiễm đất - tổng quan.

- Phần 2: Lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm - khung pháp lý.

- Phần 3: Giới thiệu và chuẩn bị việc lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm.

- Phần 4: Khảo sát các làng nghề, cụm công nghiệp cà các khu công nghiệp.

- Phần 5: Lập hồ sơ các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm: Khu công nghiệp và các khu vực khác.

- Phần 6: Đánh giá rủi ro dựa trên hồ sơ địa chính các khu vực có nguy cơ ô nhiễm.

- Phần 7: Nghiên cứu điển hình - các ví dụ từ nước Đức.

- Phần 8: Ôn tập và các thông tin bổ sung.

- Phần 9: Bài kiểm tra cuối khóa.

4.2. Thời gian bồi dưỡng

Thời gian bồi dưỡng của Chương trình là 03 ngày với tổng thời lượng 24 tiết đã bao gồm lý thuyết, thảo luận và kiểm tra (03 ngày x 8 tiết/ngày=24 tiết).

4.3. Cấu trúc chương trình

Phần 1

Ô nhiễm đất - tổng quan 

STT

Nội dung

Số tiết

1

Nội dung 1: Ô nhiễm đất - tổng quan

02

2

Nội dung 2: Tác động đến sức khỏe của các khu vực ô nhiễm

3

Nội dung 3: Hồ sơ địa chính của các khu vực ô nhiễm - thành phần và sử dụng

 Phần 2

Lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm - khung pháp lý

STT

Nội dung

Số tiết

1

Nội dung : Lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm - khung pháp lý

02

 

Phần 3

Giới thiệu và chuẩn bị việc lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm

 

STT

Nội dung

Số tiết

1

Nội dung 1: Quản lý các khu vực ô nhiễm - tổng quan

04

2

Nội dung 2: Những quy định cho việc lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm

3

Nội dung 3: Sách các ngành nghề cùng các lớp thu thập thông tin

4

Nội dung 4: Đăng ký khu vực bị ô nhiễm tại Việt Nam (phần 1: thông tin sơ sở)

 

Phần 4

Khảo sát các làng nghề , cụm công nghiệp và các khu công nghiệp

 

STT

Nội dung

Số tiết

1

Nội dung 1: Khảo sát các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm - làng nghề

04

2

Nội dung 2: Khảo sát các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm - các khu công nghiệp

Phần 5

Lập hồ sơ các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm: Khu công nghiệp và các khu vực khác

 

STT

Nội dung

Số tiết

1

Nội dung 1: Khảo sát các khu vực có nguy cơ ô nhiễm - các khu vực liên quan khác

04

2

Nội dung 2: Lập bản đồ đa thời gian

3

Nội dung 3: Phỏng vấn quá trình lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm tại tỉnh Bắc Ninh

 

Phần 6

Đánh giá rủi ro dự trên hồ sơ địa chính các khu vực có nguy cơ ô nhiễm

 

STT

Nội dung

Số tiết

1

Nội dung: Triển vọng thực hiện đánh giá rủi ro

04

Phần 7

Nghiên cứu điển hình - các ví vụ từ nước Đức

 

STT

Nội dung

Số tiết

1

Nội dung 1: Nghiên cứu Zeche Zollverein, Essen

04

2

Nội dung 2: Nghiên cứu Rieselfelder, Berlin

3

Nội dung 3: Nghiên cứu bản đồ môi trường Berlin

4

Nội dung 4: Nghiên cứu Hồ Phoenix, Dortmund

 

Phần 8

Ôn tập và các thông tin bổ sung

 

STT

Nội dung

Số tiết

1

Ôn tập khóa học

02

 

Phần 9

Bài kiểm tra cuối khóa

 

STT

Nội dung

Số tiết

1

Bài kiểm tra cuối khóa

02

 

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ

5.1. Biên soạn tài liệu, báo cáo

- Tài liệu, báo cáo được biên soạn khoa học, nội dung phải phù hợp yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, bảo đảm không trùng lặp với chương trình bồi dưỡng khác.

- Nội dung tài liệu, báo cáo phải bảo đảm kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, kiến thức, kinh nghiệm trong công tác đăng ký các khu vực ô nhiễm.

- Các nội dung phải thiết thực, phù hợp với trình độ của học viên để nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu và sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào công việc được giao.

- Học liệu điện tử phải có nội dung bám sát mục tiêu đào tạo, có tính sư phạm cao, dễ dùng, đáp ứng nhu cầu tự học của người học.

5.2. Giảng dạy

5.2.1. Giảng viên, báo cáo viên

- Giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy các nội dung của Chương trình, bao gồm: giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ liên quan đến đăng ký các khu vực ô nhiễm; các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đáo ứng tiêu chuẩn về giảng viên, báo cáo viên theo quy định hiện hành.

 - Giảng viên, báo cáo viên phải là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

- Giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức mới, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với mỗi lớp học cụ thể, đảm bảo giảng dạy có chất lượng.

- Trong các phần thảo luận trên lớp, giảng viên, báo cáo viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận không rời mục tiêu học tập đã được xác định.

5.2.2. Yêu cầu giảng dạy

- Việc giảng dạy phải được thực hiện theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên, báo cáo viên truyền đạt đảm bảo về kiến thức, chú trọng đặt các câu hỏi gợi mở cho học viên phát biểu, đưa ra những tình huống để học viên thảo luận; biết cách đúc kết vấn đề, phát triển khả năng tư duy và phát huy kinh nghiệm thực tiễn của học viên để phát triển bài giảng.

- Tăng cường thực hành kỹ năng và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi và thảo luận trên lớp.

- Hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp và cụ thể để học viên áp dụng ngay vào giải quyết công việc được giao.

5.2.3. Yêu cầu đối với học viên

- Học viên phải nắm bắt được những nội dung cơ bản của Chương trình để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

- Học viên phải nghiên cứu tài liệu, tích cực thảo luận theo yêu cầu của giảng viên, báo cáo viên.

- Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa thì học viên phải được hướng dẫn sử dụng phương pháp học trực tuyến; sử dụng được hệ thống học tập bằng loại hình bồi dưỡng từ xa.

- Tham dự đầy đủ các buổi học.

5.3. Yêu cầu đối với việc tổ chức bồi dưỡng

- Chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng và cung cấp cho học viên khi tổ chức lớp học theo đúng quy định hiện hành.

- Chuyên đề báo cáo được thiết kế theo hình thức có phần trình bày chung, phần trao đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm khi vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế công việc đang đảm nhiệm.

- Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định loại hình bồi dưỡng thực hiện Chương trình, hình thức kiểm tra/thực hành (trực tiếp hoặc trực tuyến) và được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng, nội dung bồi dưỡng và điều kiện thực tế nhưng phải bảo đảm chất lượng bồi dưỡng công chức theo quy định.

- Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa, kiểm tra hoặc thực hành bằng hình thức trực tuyến thì cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động chuẩn bị hoặc phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực theo quy định để chuẩn bị phần mềm học trực tuyến; cơ sở, vất chất, trang thiết bị phục vụ học tập theo loại hình bồi dưỡng từ xa; học liệu số (học liệu điện tử), tài liệu bồi dưỡng trực tuyến; bài kiểm tra, đánh giá trực tuyến; tư liệu, dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video… về các nội dung dự kiến sẽ thực hành bằng hình thức trực tuyến; bố trí đội ngũ kỹ thuật viên thông thạo về loại hình bồi dưỡng từ xa trợ giúp giảng viên, báo cáo viên, học viên khi tổ chức khóa học.

Môi trường (qua Vụ Tổ chức cán bộ) theo đúng quy định hiện hành.

  1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

6.1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

6.2. Đánh giá kết quả học tập thông qua bài kiểm tra/thực hành của học viên, chấm theo thang điểm 10; Học viên đạt 5 trở lên thì được được đánh giá là đạt.

Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa và kiểm tra/thực hành bằng hình thức trực tuyến thì nội dung bài kiểm tra, đánh giá trực tuyến do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định, có thể chấm theo thang điểm 100 và học viên đạt điểm 50 trở lên thì được đánh giá là đạt.

6.3. Đánh giá chung cho toàn Chương trình thông qua kết quả đánh giá quá trình học tập của học viên và bài kiểm tra/thực hành; học viên nào không đủ điều kiện thì không được cấp chứng nhận.

VII. CHỨNG NHẬN

7.1. Căn cứ kết quả đánh giá học tập nêu trên, học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp Chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam.

7.2. Việc quản lý và cấp phát chứng nhận được thực hiện theo quy định hiện hành.