I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước đang đảm nhiệm vị trí công việc liên quan đến môi trường, đất bị ô nhiễm, ....

- Cán bộ, kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp, công ty đang thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến môi trường, đất bị ô nhiễm.

- Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng khác có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

- Chương trình bồi dưỡng về khắc phục các khu vực bị ô nhiễm cung cấp kiến thức, kỹ năng về các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm đất cũng như lập kế hoạch và thực hiện khắc các khu vực bị ô nhiễm.

- Các nội dung về xử lý đất được đề cập một cách rất thực tế: các khía cạnh pháp lý, kỹ thuật và hành chính quan trọng nhất của việc quản lý, khắc phục ô nhiễm đất.

 III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

- Phương pháp thiết kế Chương trình thông qua các nội dung được sắp xếp theo thứ tự từ kiến thức cơ bản đến kiến thức, kỹ năng chuyên ngành nhằm tạo điều kiện dễ dàng cập nhật, bổ sung và đổi mới nội dung từng nội dung mà không làm ảnh hưởng tới kết cấu chung của Chương trình.

- Phương pháp thiết kế chương trình theo hướng áp dụng cho các loại hình bồi dưỡng: tập trung, bán tập trung, từ xa (hình thức trực tuyến).

IV. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

4.1. Khối lượng kiến thức

Chương trình bồi dưỡng có 06 phần giảng giảng dạy và được chia thành các phần chính sau:

- Phần 1: Tổng quan về khác khu vực bị ô nhiễm.

- Phần 2: Đánh giá rủi ro.

- Phần 3: Kế hoạch khắc phục.

- Phần 4: Thông tin về các phương pháp phòng ngừa khắc phục ô nhiễm đất.

- Phần 5: Thực hiện các hoạt động/kế hoạch khắc phục ô nhiễm đất.

- Phần 6: Triển vọng và các thông tin bổ sung.

4.2. Thời gian bồi dưỡng

Thời gian bồi dưỡng của Chương trình là 03 ngày với tổng thời lượng 24 tiết đã bao gồm lý thuyết và thảo luận (03 ngày x 8 tiết/ngày=24 tiết).

4.3. Cấu trúc chương trình

Phần 1

Tổng quan về khác khu vực bị ô nhiễm

 

STT

Nội dung, chuyên đề

Số tiết

1

Nội dung 1: Tổng quan về ô nhiễm đất

04

2

Nội dung 2: Rủi ro và trách nhiệm của các công ty liên quan đến khu vực bị ô nhiễm

3

Nội dung 3: Tác động của các khu vực ô nhiễm đến sức khỏe con người

 

Phần 2

Đánh giá rủi ro

STT

Nội dung, chuyên đề

Số tiết

1

Nội dung 1: Đánh giá rủi ro - Nguyên tắc và tổng quan

04

Phần 3

Kế hoạch khắc phục

STT

Nội dung, chuyên đề

Số tiết

1

Nội dung 1: Lựa chọn các biện pháp khắc phục phù hợp

04

2

Nội dung 2: Tổng quan các loại phương pháp khắc phục

3

Nội dung 3: Các biện pháp khắc phục mang tính bền vững

Phần 4

Thông tin về các phương pháp phòng ngừa khắc phục ô nhiễm đất

STT

Nội dung, chuyên đề

Số tiết

1

Nội dung 1: Lớp phủ đất (bãi chôn lấp)

04

2

Nội dung 2: Hóa rắn/ổn định hóa

3

Nội dung 3: Niêm phong bề mặt (bãi chôn lấp)

4

Nội dung 4: Khắc phục bằng phương pháp sinh học

5

Nội dung 5: Đào và chôn lấp tại chỗ

6

Nội dung 6: Đào vã chôn lấp ở chỗ khác (Khác với chôn lấp tại chỗ)

Phần 5

Thực hiện các hoạt động/kế hoạch khắc phục ô nhiễm

STT

Nội dung, chuyên đề

Số tiết

1

Nội dung 1: Thực hiện từng bước

04

2

Nội dung 2: Giám sát và theo dõi sau khắc phục

Phần 6

Triển vọng và các thông tin bổ sung

 

STT

Hoạt động

Số tiết

1

Nội dung: Tổng kết khóa bồi dưỡng

04

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ

5.1. Biên soạn tài liệu, báo cáo

- Tài liệu, báo cáo được biên soạn khoa học, nội dung phải phù hợp yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, bảo đảm không trùng lặp với chương trình bồi dưỡng khác.

- Nội dung tài liệu, báo cáo phải bảo đảm kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, kiến thức, kinh nghiệm của lĩnh môi trường nói chung và vấn đề khu vực đất bị ô nhiễm nói riêng; bảo đảm áp dụng được cho cả loại hình bồi dưỡng từ xa.

- Các nội dung phải thiết thực, phù hợp với trình độ của học viên để nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu và sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào công việc được giao.

- Học liệu điện tử phải có nội dung bám sát mục tiêu đào tạo, có tính sư phạm cao, dễ dùng, đáp ứng nhu cầu tự học của người học.

5.2. Giảng dạy

5.2.1. Giảng viên, báo cáo viên

- Giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy các nội dung của Chương trình, bao gồm: giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng; các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng đáp ứng tiêu chuẩn về giảng viên, báo cáo viên theo quy định hiện hành.

 - Giảng viên, báo cáo viên phải là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

- Giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức mới, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với mỗi lớp học cụ thể, đảm bảo giảng dạy có chất lượng.

- Trong các phần thảo luận trên lớp, giảng viên, báo cáo viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận không rời mục tiêu học tập đã được xác định.

5.2.2. Yêu cầu giảng dạy

- Việc giảng dạy phải được thực hiện theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên, báo cáo viên truyền đạt đảm bảo về kiến thức, chú trọng đặt các câu hỏi gợi mở cho học viên phát biểu, đưa ra những tình huống để học viên thảo luận; biết cách đúc kết vấn đề, phát triển khả năng tư duy và phát huy kinh nghiệm thực tiễn của học viên để phát triển bài giảng.

- Tăng cường thực hành kỹ năng và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi và thảo luận trên lớp.

- Hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp và cụ thể để học viên áp dụng ngay vào giải quyết công việc được giao.

5.2.3. Yêu cầu đối với học viên

- Học viên phải nắm bắt được những nội dung cơ bản của Chương trình để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

- Học viên phải nghiên cứu tài liệu, tích cực thảo luận theo yêu cầu của giảng viên, báo cáo viên.

- Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa thì học viên phải được hướng dẫn sử dụng phương pháp học trực tuyến; sử dụng được hệ thống học tập bằng loại hình bồi dưỡng từ xa.

- Tham dự đầy đủ các buổi học.

5.3. Yêu cầu đối với việc tổ chức bồi dưỡng

- Chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng và cung cấp cho học viên khi tổ chức lớp học theo đúng quy định hiện hành.

- Các nội dung báo cáo được thiết kế theo hình thức có phần trình bày chung, phần trao đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm khi vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế công việc đang đảm nhiệm.

- Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định loại hình bồi dưỡng thực hiện Chương trình, hình thức kiểm tra/thực hành (trực tiếp hoặc trực tuyến) và được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng, nội dung bồi dưỡng và điều kiện thực tế nhưng phải bảo đảm chất lượng bồi dưỡng công chức theo quy định.

- Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa, kiểm tra hoặc thực hành bằng hình thức trực tuyến thì cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động chuẩn bị hoặc phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực theo quy định để chuẩn bị phần mềm học trực tuyến; cơ sở, vất chất, trang thiết bị phục vụ học tập theo loại hình bồi dưỡng từ xa; học liệu số (học liệu điện tử), tài liệu bồi dưỡng trực tuyến; bài kiểm tra, đánh giá trực tuyến; tư liệu, dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video… về các nội dung dự kiến sẽ thực hành bằng hình thức trực tuyến; bố trí đội ngũ kỹ thuật viên thông thạo về loại hình bồi dưỡng từ xa trợ giúp giảng viên, báo cáo viên, học viên khi tổ chức khóa học.

VI. CHỨNG NHẬN

6.1. Căn cứ kết quả đánh giá học tập học viên đạt yêu cầu tham gia đầy đủ khóa học tối thiểu 80% thời lượng sẽ được cấp Chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng khắc phục khu vực đất bị ô nhiễm.

6.2. Việc quản lý và cấp phát chứng nhận được thực hiện theo quy định hiện hành.