TinHTQT.JPG

TS. Nguyễn Đức Toàn - Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TN&MT cùng các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB)

Về khoa học công nghệ, Trường đã thực hiện 2 Đề tài KH&CN cấp cơ sở gồm: “Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến về đánh giá tác động môi trường"“Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong thực hiện chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Đồng thời, Trường đã xây dựng và được phê duyệt 3 Đề tài KH&CN cấp Bộ gồm: “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, cán bộ KH&CN ngành tài nguyên và môi trường”; “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, cán bộ KH&CN cho các lĩnh vực biển và hải đảo; đất đai, đo đạc và bản đồ” “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành của công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

TinHTQT3.jpg

Phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến về đánh giá tác động môi trường - sản phẩm thiết thực của Đề tài KH&CN cấp cơ sở phục vụ đào tạo, bồi dưỡng

Về hoạt động hợp tác quốc tế, Trường đã thực hiện các thỏa thuận HTQT với Ngân hàng Thế giới (WB), trong đó tổ chức 01 Khóa Đào tạo giảng viên nguồn (Training of Trainers - TOT); xây dựng Chương trình tổ chức bồi dưỡng, bài giảng phục vụ các chuyên đề bổ trợ về kinh nghiệm quốc tế trong quản lý và đánh giá tác động và rủi ro của các dự án đầu tư... Hợp tác với Viện Đào tạo nhân lực môi trường Hàn Quốc (NIEHRD) xây dựng đề xuất phối hợp triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực cho cán bộ môi trường Việt Nam; với Viện Công nghệ và Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) ký kết Thỏa thuận triển khai hợp tác (IA); phối hợp với Trung tâm Đào tạo trực tuyến (E-learning) về môi trường khối APEC (APEC-VC) do KEITI chủ trì để xây dựng khóa E-learning giới thiệu các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí với các ví dụ minh họa và kinh nghiệm thực tiễn tại Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Bên cạnh đó, Trường đã hợp tác với Dự án ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) thuộc quản lý của Bộ Môi trường Nhật Bản (MOEJ) để xây dựng Chương trình tổ chức bồi dưỡng, bài giảng và tổ chức Khóa TOT về BĐKH, đánh giá tác động và thích ứng với BĐKH. Trường cũng hợp tác với Viện Môi trường Phần Lan (SYKE) xây dựng kế hoạch và chuẩn bị mời chuyên gia Phần Lan sang Việt Nam để triển khai Giai đoạn 2 của Dự án "Đô thị không phát thải khí nhà kính (HINKU)".

TinHTQT2.jpg

Khóa E-learning giới thiệu các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí với các ví dụ minh họa và kinh nghiệm thực tiễn tại HànQuốc, Đài Loan và Việt Nam

Theo TS. Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng nhà trường, mặc dù còn nhiều khó khăn của đơn vị mới thành lập như bộ máy tổ chức chưa được kiện toàn hoàn chỉnh; thiếu kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị… nhưng trong năm 2021, Ban Giám hiệu cùng tập thể lãnh đạo, viên chức, người lao động nhà Trường sẽ khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động KH&CN, duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngành tài nguyên và môi trường./.